Wednesday, June 22, 2016

Quyết toán hợp đồng xây dựng là gì? Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng

Quyết toán hợp đồng xây dựng


1. Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:


a) Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.
b) Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
c) Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng.
d) Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.

3. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 147 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng

1. Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

2. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.

3. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:
a) Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

4. Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 145 của Luật này. Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.

Mời bạn đọc đọc kỹ hơn chỉ dẫn về Quyết toán hợp đồng xây dựng và quy trình quyết toán hợp đồng xây dựng tại đường link sau:

Quyết toán hợp đồng xây dựng là gì?

Quyết toán hợp đồng xây dựng


1. Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, gồm các tài liệu sau:


a) Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.
b) Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
c) Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng.
d) Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.


Phần mềm Quyết toán GXDphần mềm QLCL GXD giúp bạn thực hiện chuẩn xác hồ sơ quyết toán hợp đồng. Đây là bộ đôi phần mềm mà bạn dứt khoát phải trang bị cho công việc.

3. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 147 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

Quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
Là các công việc thuộc nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng - ai làm? thời hạn?

Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng

1. Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

2. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.
3. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:
a) Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

4. Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 145 của Luật này. Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.

Quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
Là các công việc thuộc nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng - ai làm? thời hạn?

Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng


1. Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.


2. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.


3. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:

a) Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.


4. Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 145 của Luật này. Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.


Phần mềm Quyết toán GXDphần mềm QLCL GXD giúp bạn thực hiện chuẩn xác hồ sơ quyết toán hợp đồng. Đây là bộ đôi phần mềm mà bạn dứt khoát phải trang bị cho công việc.

Con đường xưa em đi... chỉ có ý chí mới là cái quyết định thành bại của đời người

Con đường xưa em đi... chỉ có ý chí mới là cái quyết định thành bại của đời người
Một chị bạn kể lớp chị vừa họp lớp sau hơn 20 năm ra trường. Lớp chị có 20% dân ở tỉnh lên, 80% dân thành phố, vì cách tuyển ĐH lúc đó còn lạc hậu, còn thi khối A, B, C, D...và ra trong bộ đề, học sinh ở thành phố có điều kiện luyện trí nhớ bằng cách giải tới giải lui bộ đề này, thuộc lòng từ năm lớp 10 nên dễ đậu hơn.
Ra trường năm 1994, 100% lớp chị đều có việc làm do sinh viên hồi đó ít, việc nhiều. Nước mình mới bình thường hoá quan hệ với Mỹ, rồi sau đó gia nhập Asean, Apec...nên doanh nghiệp nước ngoài sang nhiều, biết tiếng Anh bằng B Anh Văn là đi làm lương mấy trăm đô ngay.
Sau đó là dòng đời xô đẩy. Tính đến bây giờ, lượng doanh nghiệp do bạn học chị làm chủ, 80% là dân tỉnh và 20% dân thành phố.
Chị nói ngày xưa tụi nó (dân tỉnh) ở nhà trọ, đi xe đạp, làm thêm nhiều, ăn mặc quê mùa, có bạn gái phải ngồi 1 góc để khô mồ hôi trước khi bước vào lớp, thấy tụi nó căng thẳng thần kinh, bị chủ nhà trọ đuổi, đi làm thêm bị giật mất tiền, đen đúa gầy còm....vậy mà giờ đi xe hơi đắt tiền, chủ những công ty nhà máy xí nghiệp, con cái học trường quốc tế, nhà biệt thự Thảo Điền Phú Mỹ Hưng, thậm chí có nhà cửa bên Mỹ bên Úc để nghỉ dưỡng.
Còn nhóm chị, hồi đó đứa đi dream lùn đứa đi max, học hết trung tâm Anh ngữ này đến trung tâm tin học kia. Sáng mẹ phát tiền ăn phở, trưa về nhà có cơm mẹ nấu, nhà có phòng riêng, có máy tính, có máy cát set nghe nhạc nghe tiếng Anh...Gọi là nhà có ĐIỀU KIỆN. Nhưng bây giờ, gặp nhau, nhóm chị vẫn bàn về "có nên mua Air Blade hay SH, lãi suất ngân hàng nào nào cao hơn để gửi chút tiền vài ba trăm triệu dư ra". Chị chen chúc nộp hồ sơ cho con cái tiếp tục trường điểm cấp 1, trường chuyên cấp 2-3 (các trường cũ của chị). Và thế hệ sau (nhóm chị) lại quần quật ôm sách ôm vở giải sin có tính số mol, rồi ô mê ga cộng phi từ mờ sáng đến nửa đêm, mặt mũi chân tay teo tóp vì không vận động, cận mấy độ....để lại tiếp tục thi đậu vào ĐH cũ của chị, y chang "con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề".
Nói sao không tự làm ăn, chị nói sợ. Chị ra trường làm cho các tập đoàn nước ngoài trong các cao ốc, toàn nói chuyện lịch sự bằng tiếng Anh không, giờ xuống phố làm cái gì cũng khó vì không có street smart. Xưa không thể dục vận động nhiều nên giờ đi xa chút là chị mệt, nên ra ngoại thành, về tỉnh xây nhà máy xí nghiệp nông trại, tụi chị sao làm được, nắng nóng lắm em. Chị cũng hùn với bạn mở thử quán cà phê nhưng 6 tháng thì dẹp. Thành phố ngày càng chật chội, thương hiệu lớn của nước ngoài như Starbucks, The coffee Bean, Bene...tràn sang, cơ hội khởi nghiệp về dịch vụ ở thành phố càng ngày càng khó.
Chị nói, "con nhà có điều kiện, tạo điều kiện cho con cái" thật ra là làm mất ý chí của con. Ý chí mới là cái quyết định thành bại của đời người, chứ không phải là "điều kiện học hành tốt nhất" như chị từng nghĩ. Hôm bữa họp lớp, các bạn đều thống nhất vậy.
Con số Pareto 80/20 là chuyện riêng lớp chị.


Và đây là bài "Con đường xưa em đi" do Chế Linh và Thanh Tuyền trình bày:




Nguồn Fanpage: Tony buổi sáng.

Saturday, May 14, 2016

Phần mềm tạo và quản lý biên bản nghiệm thu tự động trên Excel

Phần mềm tạo và quản lý biên bản nghiệm thu bằng Excel


Bạn tìm kiếm phần mềm tạo và quản lý biên bản nghiệm thu tự động trên Excel ? Đây thực ra là tên gọi khác của phần mềm Quản lý chất lượng công trình xây dựng GXD (gọi tắt là QLCL GXD).

Phần mềm Excel cho phép:
1- Tạo ra các biểu mẫu bảng tính vừa tính toán, vừa dàn trang (thay vì dùng Word, bởi làm biên bản nghiệm thu vừa cần tính năng của Excel vừa của Word).
2- Lập trình phát triển thêm các lệnh, chức năng đáp ứng yêu cầu riêng mà Excel chưa có (bác Bill Gates làm sao biết được khi tạo và quản lý biên bản nghiệm thu theo kiểu Việt Nam nó rối rắm, phức tạp như thế nào mà lập trình)

Các kỹ sư GXD đã tận dụng 2 sự cho phép trên lập trình thêm phần mềm QLCL GXD đính vào chạy trên Excel với các lệnh điều khiển đáp ứng kiểu tạo và quản lý biên bản nghiệm thu kiểu Việt Nam.
Như vậy, bạn nào đang dùng quen Excel sẽ rất thích thú, bởi bạn vẫn được trải nghiệm cảm giác sung sướng quen thuộc của mình trên công cụ quen thuộc là Excel và thêm các lệnh tự động hóa của QLCL GXD nữa. Bạn sẽ dùng là thích, kích là sướng. Hồ sơ sẽ tốt hơn và chuẩn hơn nhiều.

> Kênh video phần mềm QLCL GXD, bạn là người có nghề, bạn xem video là đánh giá được luôn, không cần phải dùng thử, chọn ứng dụng vào công việc luôn
http://youtube.com/hosochatluong
> Group hội các kỹ sư sử dụng phần mềm QLCL GXD giao lưu, học hỏi và giúp đỡ nhau công việc về hồ sơ hoàn công, hồ sơ nghiệm thu, tư vấn giám sát, chất lượng công trình... lớn nhất Việt Nam:
https://facebook.com/groups/quanlychatluongcongtrinh
> Tìm hiểu thêm về phần mềm Quản lý chất lượng GXD
Truy cập trang: http://gxd.vn

Phần mềm Quản lý chất lượng GXD, tạo và quản lý biên bản nghiệm thu tự động trên Excel.  Công cụ không thể thiếu của bạn.
Liên hệ Ms Thu An 0985 099 938 hoặc 0974 889 500 để đặt mua bản quyền.


Bản vẽ hoàn công là rất quan trọng đối với công tác lập, thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn dự án

Bản vẽ hoàn công là rất quan trọng đối với công tác lập, thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn dự án


Trong hồ sơ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng, bản vẽ hoàn công là một trong những nội dung hết sức quan trọng bởi bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt, trong đó thể hiện kích thước thực tế của công trình. Do vậy việc lập bản vẽ hoàn công cụ thể, đầy đủ và chính xác theo thực tế công trình được thi công sẽ nâng cao hiệu quả, tính xác thực trong công tác thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn dự án đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Theo quy định tại điều 25, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công trình lên chủ đầu tư chấp thuận.
Bản vẽ hoàn công gồm: các bộ phận, hạng mục công trình và công trình xây dựng do mình thi công; các bộ phận bị che khuất của công trình phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo, trên cơ sở đó Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công do nhà thi công xây dựng lập.

Việc lập bản vẽ hoàn công được thực hiện: trường hợp các kích thước thực tế của công trình, hạng mục công trình không vượt quá sai số cho phép so với kích thước thiết kế, bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên có liên quan đóng dấu và ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công; trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công với các thông tin như:
- Tên nhà thầu thi công xây dựng;
- Ngày tháng năm của bản vẻ hoàn công;
- Người lập;
- Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng (Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu phụ thi công xây dựng) và
- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư.

Như vậy, công tác lập bản vẽ hoàn công cho thấy rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán, nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình xây dựng. Tuy nhiên, thời gian qua không ít nhà thầu thi công không chú trọng nhiều đến công tác lập bản vẽ hoàn công công trình; nhiều công trình khi thi công xây dựng có kích thước vượt quá sai số cho phép; nhiều bộ phận, hạng mục thay đổi và điều chỉnh so với bản vẽ thiết kế thi công để phù hợp với công năng sử dụng nhưng vẫn sử dụng hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công cũ làm bản vẽ hoàn công, dẫn đến bản vẽ hoàn công không phản ánh trung thực, đầy đủ và chính xác các bộ phận bị che khuất, kích thước thực tế của công trình xây dựng,… Mặt khác, năng lực trong công tác kiểm tra, giám sát và xác nhận bản vẽ hoàn công của Chủ đầu tư có phần hạn chế, chưa chặt chẽ dẫn đến sai sót trong khâu lập bản vẽ hoàn công để thi công, nghiệm thu công trình xây dựng; ảnh hưởng nhiều đến công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Hầu hết sai sót trên được phát hiện thông qua công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của đơn vị có chức năng và thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.

Để tăng cường hơn nữa công tác lập hồ sơ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng nói chung; công tác lập, kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công nói riêng, Chủ đầu tư cần nâng cao hơn nữa hoạt động kiểm tra, giám sát khi thi công công trình, làm cơ sở trong việc đối chiếu và xác nhận bản vẽ hoàn công đúng với hạng mục, kích thước thực tế công trình; nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu giám sát thi công phải phối hợp chặt chẽ với Chủ đầu tư để giải quyết vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong khâu thiết kế; trong công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và trong hoạt động kiểm tra, thanh tra cần bố trí thời gian hợp lý để kiểm tra thực tế các hạng mục, kích thước công trình, làm cơ sở đối chiếu bản vẽ hoàn công, xác định sai sót (nếu có) trong khâu lập bản vẽ hoàn công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;… 

Theo quy định tại Điều 32, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP: Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 32 kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật Xây dựng

Như vậy việc lập, kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công theo đúng quy định sẽ ảnh hưởng tích cực đến công tác thi công, nghiệm thu, thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đưa công trình vào sử dụng.

Lập bản vẽ hoàn công công trình xây dựng về kích thước thực tế thi công và kích thước thiết kế

Câu hỏi: Tôi đang công tác tại một Ban QLDA sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. Vừa qua được giao nhiệm vụ chủ đầu tư một công trình cải, tạo, chỉnh trang một tuyến phố, đến nay công trình đã hoàn thành. Do trong quá trình thi công hiện trạng thực tế có một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế (các điều chỉnh này đều được các bên liên quan thống nhất bằng biên bản thống nhất xử lý). Vì vậy khi lập bản vẽ hoàn công Nhà thầu đã vẽ lại hoàn công công trình mà không sử dụng bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt (theo cách thông thường là photo lại và ghi các kích thước thay đổi bên cạnh) vì họ cho rằng hướng dẫn tại Phụ lục 06 Thông tư 27/2009/TT-BXD đã cho phép trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản hoàn công mới. Bản vẽ hoàn công vẫn theo thứ tự hạng mục như thiết kế và chỉ thể hiện kích thước thực tế thi công. Vậy xin hỏi quý Bộ cho biết nhà thầu lập hoàn công như vậy có đúng không?
Trả lời:
- Thông tư số 10/2013/TT-BXD có hiệu lực từ 9/9/2013 đã thay thế cho Thông tư số 27/2009/TT-BXD (TT số 27)
- Trước đây TT số 27 có quy định: Bản vẽ hoàn công đo vẽ lại là phù hợp với quy định tại điểm b mục 1 phụ lục 06 Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Bản vẽ hoàn công phải thể hiện đầy đủ kích thước thiết kế và kích thước thực tế (được để trong dấu ngoặc đơn hoặc đặt dưới trị số thiết kế) theo quy định tại khoản 1 điều 27 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Do đó, việc bản vẽ hoàn công được vẽ lại chỉ thể hiện kích thước thực tế thi công mà không có kích thước thiết kế là chưa phù hợp (theo trả lời của Cục giám định - Bộ Xây dựng).
- Hiện tại, phụ lục 2, Thông tư số 10/2013/TT-BXD không yêu cầu như TT số 27 nữa. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP cũng không có quy định như Nghị định số 209 nói trên.
Theo điểm b, khoản 1, phụ lục số 2: "b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công với thông tin tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục này."
Như vậy, có vẻ việc bản vẽ hoàn công được vẽ lại chỉ thể hiện kích thước thực tế thi công mà không có kích thước thiết kế đã được quy định mềm dẻo hơn.
Tham khảo ý kiến 1 số kỹ sư có kinh nghiệm của nhà thầu: "Em làm hồ sơ hoàn công thì em để kích thước mà bên em làm thực tế đã thi công được"

Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng

Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng


1. Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (xem mục 2 ở dưới) kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật Xây dựng bao gồm:
a) Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định hàng năm;
b) Công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách;
c) Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định này ngoài các công trình đã nêu tại Điểm a, Điểm b nói trên;
d) Công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường ngoài các công trình quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Riêng đối với công trình đường dây, trạm biến áp có cấp điện áp từ 35KV trở xuống, công trình cấp IV sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư tự tổ chức nghiệm thu theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo về kết quả nghiệm thu nêu trên cho cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp tại Điểm c Khoản 2 Điều này để tổng hợp, theo dõi.

2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng được thành lập và hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Nghị định này đối với công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên, công trình do Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quyết định đầu tư, công trình do các Tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư, trừ các công trình quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của Sở theo quy định tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.
Căn cứ điều kiện thực tế của các địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền thực hiện kiểm tra đối với một số công trình cấp III, IV thuộc trách nhiệm của Sở Xây dựng, Sở quản công trình xây dựng chuyên ngành nêu trên cho Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện;
d) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng nêu tại Khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình;
đ) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình quốc phòng, an ninh.
3. Nội dung kiểm tra bao gồm kiểm tra sự tuân thủ các quy định về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng trong khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trình tự kiểm tra:
a) Đối với công trình quy định tại Khoản 1 Điều này, sau khi khởi công chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này các thông tin sau: Tên và địa chỉ liên lạc của chủ đầu tư, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô và tiến độ thi công dự kiến của công trình;
b) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này thông báo cho chủ đầu tư kế hoạch kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng công trình chậm nhất sau 7 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra;
c) Tối thiểu trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với các công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 31 Nghị định này, chủ đầu tư phải gửi văn bản đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng tới cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong thời hạn 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 10 ngày đối với các công trình còn lại kể từ khi kết thúc kiểm tra. Trường hợp chủ đầu tư phải thực hiện các yêu cầu quy định tại Điểm đ Khoản này thì thời hạn nêu trên được tính từ khi chủ đầu tư hoàn thành các yêu cầu này;
đ) Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và thực hiện thí nghiệm đối chứng, thử tải, kiểm định chất lượng bộ phận, hạng mục hoặc toàn bộ công trình theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;
e) Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra.
5. Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng do chủ đầu tư lập dự toán, thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

6. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình.

Để nâng cao chất lượng hồ sơ nghiệm thu công trình, hiện nay phổ biến sử dụng phần mềm Quản lý chất lượng công trình GXD (gọi tắt là QLCL GXD).

Bản vẽ hoàn công là gì? Kỹ sư đi công trường cần nắm bắt

Bản vẽ hoàn công là gì? Kỹ sư đi công trường cần nắm bắt, các bạn sinh viên để chuẩn bị cho tương lai hãy học thuộc lòng.
1. Khái niệm bản vẽ hoàn công
* Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế.
* Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
* Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng.
* Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận.[1][2]
Người ta chuyển các cấu kiện, chi tiết công trình, vị trí các bệ máy và chi tiết thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ từ thiết kế ra hiện trường (ra thực địa) là nhờ hệ thống tọa độ và hệ thống cao độ công trình.
Việc xây dựng và hoàn thành đối với từng hạng mục công trình, từng giai đoạn thi công xây dựng (san nền hay nạo vét, gia cố nền; cọc; đài cọc; dầm giằng móng và kết cấu ngầm; kết cấu thân; cơ điện và hoàn thiện) thì phải dựng lại hình ảnh thực công trình (hoặc từng hạng mục, từng bộ phận công trình, từng giai đoạn thi công xây dựng) trên cơ sở tọa độ và hệ cao độ đã dùng để điều khiển xây dựng trên giấy có đánh dấu hướng và độ sai lệch của từng chi tiết, từng bộ phận. Cái đó gọi là bản vẽ hoàn công. Sau đây là một số khái niệm về bản vẽ hoàn công.
1.1. Bản vẽ hoàn công, bản vẽ ghi lại (as – built drawing; record drawing): Bản vẽ dùng để ghi chép các chi tiết của một công trình xây dựng sau khi đã hoàn thành (theo TCXDVN 340:2005 (ISO 10209-1) – “Lập hồ sơ kỹ thuật – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật – Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ” được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BXD ngày 08 tháng 08 năm 2005.).
1.2. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công (tham khảo Điều 27- Nghị định 209/2004/NĐ-CP dù đã hết hiệu lực để hiểu rõ thêm)
Như vậy, Bản vẽ hoàn công thực chất là một bản sao chụp lại hiện trạng cấu kiện hạng mục, từng bộ phận hay toàn công trình vừa hoàn thành trên cơ sở hệ tọa độ và hệ cao độ công trình đã dùng để thi công.
2. Các loại bản vẽ hoàn công Tùy theo quy mô
công trình, tùy theo tính phức tạp của công trình người ta có thể chia ra các bản vẽ hoàn công sau:
2.1. Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng;
2.2. Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình;
2.3. Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng;
2.4. Bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị;
2.5. Bản vẽ hoàn công từng hạng mục công trình;
2.6. Bản đồ hoàn công tổng thể công trình.
3. Các yêu cầu (cần đạt được) của bản vẽ hoàn công
3.1.Phải phản ảnh trung thực kết quả thực hiện thực tế thi công ngoài hiện trường mà không được tự bỏ qua các sai số;
3.2. Phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, không được hồi ký hoàn công;
3.3. Phải được lập và xác nhận theo đúng quy định;
3.4. Phải thể hiện rõ ràng những chỉnh sửa, thay đổi để sử dụng thuận tiện và chính xác trong việc khai thác , sử dụng và bảo trì công trình.
4. Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công
4.1. Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công công việc xây dựng:
a) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng chụp lại hình vẽ thiết kế bản vẽ thi công phần công việc nghiệm thu, lắp đặt thiết bị tĩnh (bản vẽ copy).
b) Tại hiện trường, người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình đo vẽ hoàn công, ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt ngay dưới trị số thiết kế, thể hiện các chi tiết thay đổi, bổ sung trên bản vẽ copy và ký tên. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của công việc xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì trên bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
c) Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ảnh đúng thực tế thi công thì người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận.
4.2. Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình
a) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng chụp lại toàn bộ bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt ( có đóng dấu bản vẽ thi công đã được phê duyệt theo mẫu nêu tại Phụ lục 1D của Thông tư 12/2005/TT-BXD ) và giữ nguyên khung tên , không thay đổi số hiệu bản vẽ thiết kế .
b) Tại hiện trường, người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình đo vẽ hoàn công và lập bản vẽ hoàn công như sau:
- Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng , công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
- Trong trường hợp trị số thiết kế có thay đổi thì ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt dưới trị số thiết kế; khoanh đám mây các chi tiết thay đổi, bổ sung và thể hiện các chi tiết thay đổi , bổ sung đó ngay trên bản vẽ có chi tiết thay đổi, bổ sung hoặc trên chố trống của bản vẽ khác. Nếu trên các bản vẽ này đều không có chố trống thì thể hiện ở bản vẽ mới với số hiệu bản vẽ không trùng với số hiệu các bản vẽ thiết kế đã có.,
- Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu pháp nhân. Ngoài ra, phía trên khung tên các bản vẽ hoàn công phải đóng dấu “Bản vẽ hoàn công” của nhà thầu thi công xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 của Thông tư số 10/2046/TT-BXD.
c) Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ảnh đúng thực tế thi công thì người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận,
4.3. Tùy theo loại công việc, cấu kiện, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và loại công trình mà người ta tinh giảm bớt các yếu tố phụ để làm nổi bật các yếu tố chính. Ví dụ:
a) Bản vẽ hoàn công san nền và gia cố nền
Chủ yếu là biểu diễn các lớp đất đã tôn nền và bề mặt nền đã được san lấp.
b) Bản vẽ hoàn công nạo vét lòng sông, lòng hồ, đáy biển
Chủ yếu là biểu hiện độ sâu nạo vét và bề mặt đáy sông (hồ, biển) đã được nạo vét.
c) Bản vẽ hoàn công móng
Chủ yếu biểu diễn vị trí, độ sâu cọc, kích thước bê tông đổ, kích thước bê tông, vị trí, đường kính cốt thép …
d) Bản vẽ hoàn công về đường
- Bình đồ, cắt dọc, cắt ngang theo từng km;.
- Độ sâu các lớp gia cố nền đường, các lớp kết cấu mặt đường;
- Hệ thống đường đồng mức mặt đường, rãnh thoát và cầu, cống.
- Hồ sơ về hệ thống an toàn giao thông (bình đồ duỗi thẳng hoặc biểu kê hoặc cả hai loại) : Vị trí cột km, biển báo hiệu, số hiệu biển, vị trí hệ thống an toàn giao thông (hộ lan, cọc tiêu, gương cầu lồi, đường lánh nạn…), vị trí cầu, cống và các công trình khác gắn với dự án.
- Mặt cắt địa chất dọc tuyến và cao độ mực nước tính toán.
e) Bản vẽ hoàn công về cầu
- Bình đồ khu vực cầu, các mốc tọa độ, mốc cao độ thuộc công trình;
- Mặt cắt địa chất tại cắt ngang sông xây dựng cầu và các yếu tố thuỷ văn, có ghi cao độ theo hệ mốc của cầu;
- Bản vẽ bố trí chung toàn cầu theo ba hình chiếu có đủ các cao độ thiết kế;
- Bản vẽ các chi tiết kết cấu, cấu tạo chịu lực của các bộ phận công trình (kết cấu nhịp, hệ mặt cầu, mố trụ, móng, 1/4 nón);
- Bản vẽ các công trình điều tiết, hướng dòng, bảo vệ chống xói gia cố bờ sông, đường đầu cầu.
f) Bản vẽ hoàn công về cống
- Bản vẽ cắt dọc, cắt ngang thân cống;
- Bản vẽ cấu tạo cửa cống kèm theo các yếu tố địa chất, thuỷ văn, cao độ.
g) Bản vẽ hoàn công tường, kè bảo vệ bờ dốc
- Bình đồ, trắc dọc tường kè theo tuyến đường;
- Bản vẽ các mặt cắt ngang;
- Các bản vẽ kết cấu kèm theo các yếu tố địa hình, địa chất, thuỷ văn, cao độ.

5/ Vai trò của bản vẽ hoàn công
Bản vẽ hoàn công góp phần quan trọng vào hoàn thiện hồ sơ hoàn công. Mời bạn đọc thêm bài Hồ sơ hoàn công - As-built document 

Đăng ký học lập hồ sơ hoàn công hay nhất và chỉ riêng có tại GXD JSC bạn sẽ được tặng 01 phần mềm Quản lý chất lượng công trình GXD (giúp lập hồ sơ chất lượng, hồ sơ khối lượng - những nội dung rất quan trọng của hồ sơ hoàn công. LH Ms Thu An 0985 099 938 để đăng ký.

Phụ lục 5: Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình



Phụ lục 5: DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10 /2013/TT-BXD
ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng)
A.      HỒ SƠ CHUẨN BỊ  ĐẦU TƯ  XÂY DỰNG VÀ HỢP ĐỒNG
1.
Quyết định về chủ trương đầu tư kèm theo Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.
2.
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc dự án thành phần của cấp có thẩm quyền kèm theo Dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi).
3.
Các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở.
4.
Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư.
5.
Văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: thỏa thuận quy hoạch, thỏa thuận hoặc chấp thuận sử dụng hoặc đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; đánh giá tác động môi trường, đảm bảo an toàn (an toàn giao thông, an toàn các công trình lân cận) và các văn bản khác có liên quan.
6.
Quyết định cấp đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất.
7.
Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
8.
Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu và các hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.
9.
Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu theo quy định.
10.
Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
B.      HỒ SƠ KHẢO SÁT XÂY DỰNG, THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.
Phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát xây dựng công trình.
2.
Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
3.
Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, kèm theo: hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹ thuật; văn bản thông báo kết quả thẩm tra thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có).
4.
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo).
5.
Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
6.
Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.
C.      HỒ SƠ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.
Các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
2.
Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).
3.
Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.
4.
Các chứng chỉ xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan.
5.
Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công và quan trắc trong quá trình vận hành.
6.
Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.
7.
Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).
8.
Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình.
9.
Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình.
10.
Văn bản thỏa thuận,chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:
a) Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa;
b) An toàn phòng cháy, chữa cháy;
c) An toàn môi trường;
d) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;
đ) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
e) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan;
g) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
11.
Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
12.
Kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
13.
Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục/ công trình đưa vào sử dụng của Chủ đầu tư.
14.
Các phụ lục tồn tại cần sửa chữa, khắc phục sau khi đưa công trình vào sử dụng.
15.
Các hồ sơ/ văn bản/ tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
D. QUY CÁCH VÀ SỐ LƯỢNG HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
          1. Các bản vẽ thiết kế phải được lập theo quy định và phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận.
          2. Các bản vẽ hoàn công phải được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
          3. Hồ sơ hoàn thành công trình được bảo quản trong hộp theo khổ A4 hoặc bằng các phương pháp khác phù hợp, bìa hộp ghi các thông tin liên quan tới nội dung hồ sơ lưu trữ trong hộp.
          4. Thuyết minh và bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng có thể được lưu trữ dưới dạng băng từ, đĩa từ hoặc vật mang tin phù hợp.
          5. Các văn bản quan trọng trong hồ sơ hoàn thành công trình như quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật (trường hợp chỉ phải lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật), quyết định phê duyệt thiết kế, biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, biên bản bàn giao công trình ... được lưu trữ bằng bản chính. Trường hợp không còn bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp;
          6. Số lượng bộ hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư và các nhà thầu thỏa thuận nêu trong hợp đồng.